Trong quá trình sơn sửa lại bề mặt tường, kỹ thuật viên thường gặp rất nhiều lỗi khác nhau như là: chảy sơn, bụi sơn, khác màu… Mỗi người sẽ có kinh nghiệm và cách xử lý khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu một số lỗi sơn, nguyên nhân và giải pháp khắc phục sửa chữa từng hiện tượng. Cùng Thành Nguyễn tìm hiểu nhé!
Sơn không khô (Tackiness)
Hiện tượng: Màng sơn mềm và không khô
Nguyên nhân:
– Sơn quá dày, pha quá nhiều dung môi
– Sử dụng chất đóng rắn không đúng hay không đúng tỷ lệ pha
– Khuấy sơn không kỹ làm cho các thành phần của sơn không trộn đều với nhau
– Nhiệt độ quá thấp, dưới mức nhiệt độ tối thiểu để sơn đóng rắn
– Sử dụng sơn hết hạn sử dụng
Phòng tránh/sửa chữa:
– Sử dụng sơn đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất
– Loại bỏ sơn không khô cứng và sơn lại
Màng sơn bị chảy (Sagging)
Hiện tượng: Màng sơn bị chảy hoặc sệ xuống do tác dụng của trọng lực.
Nguyên nhân:
– Thi công các lớp sơn quá dày
– Pha quá nhiều dung môi hoặc dùng dung môi không đúng với hướng dẫn của NSX sơn
– Súng phun để quá gần bề mặt vật liệu hay di chuyển quá chậm làm cho lớp sơn dày lên
– Sơn không phù hợp với vật liệu
Phòng tránh/sửa chữa:
– Khi sơn còn ướt dùng chổi sơn loại bỏ chỗ chảy.
– Pha sơn và sử dụng dung môi theo đúng hướng dẫn của NSX
– Duy trì khoảng cách phun sơn phù hợp
– Sơn các lớp mỏng, hạn chế sơn quá nhanh và quá dày
Bề mặt sơn bị nứt (Cracking)
Hiện tượng:
– Bề mặt sơn xuất hiện các vết nứt xếp cạnh nhau
– Vết nứt có thể sâu tới bề mặt thép
Nguyên nhân:
– Sử dụng sơn chất lượng thấp, độ bám dính không tốt
– Pha loãng sơn quá mức hoặc thi công lớp sơn quá mỏng
– Chuẩn bị bề mặt kém, đặc biệt là không sơn lót trước khi sơn
– Các lớp sơn bên dưới có độ bám dính kém, hoặc sơn phủ 2 thành phần lên lớp sơn 1 thành phần
Phòng tránh/sửa chữa:
Nếu được phát hiện sớm, có thể khắc phục vết nứt trên bề mặt bằng cách loại bỏ lớp sơn bị bong tróc bằng dao cạo hoặc bàn chải sắt, chà nhám để làm mịn các cạnh, sau đó sơn lại.
Bề mặt sơn bị nhám (Wrinkling)
Hiện tượng: Bề mặt sơn gồ ghề, nhăn nheo xảy ra khi lớp sơn trên cùng khô trước lớp sơn bên dưới.
Nguyên nhân:
– Sơn trong điều kiện thời tiết quá nóng khiến màng sơn mặt trên khô nhanh hơn mặt dưới
– Sơn khi độ ẩm cao
– Thi công lớp phủ trên cùng trước khi lớp sơn lót hoặc lớp thứ nhất khô hoàn toàn
– Thi công sơn quá dày (điều này thường xảy ra khi sử dụng sơn alkyd hoặc sơn gốc dầu)
– Sơn trên một bề mặt bị bẩn, bụi hoặc bám dầu mỡ
Phòng tránh/sửa chữa:
Đầu tiên, cạo hoặc chà nhám bề mặt để loại bỏ lớp phủ bị nhăn. Nếu sử dụng sơn lót, hãy để nó khô hoàn toàn trước khi sơn lớp phủ trên cùng.
Sau đó, sơn lại bề mặt vật liệu trong điều kiện lý tưởng, sử dụng sơn chất lượng cao.
Lớp sơn bị nhăn (Solvent Lifting)
Hiện tượng: tình trạng khô không đồng đều, lớp sơn bị co lại, phồng lên, xuất hiện nhiều nếp gấp lớn nhỏ trên bề mặt.
Nguyên nhân:
– Sử dụng dung môi kém chất lượng
– Màng sơn quá dày
– Sơn lớp kế tiếp khi lớp sơn bên dưới chưa đủ khô/đóng rắn
Phòng tránh/sửa chữa:
– Tránh các nguyên nhân gây nên hiện tượng này
– Loại bỏ toàn bộ các lớp sơn bám dính kém và sơn lại
Bong tróc (Peeling)
Hiện tượng: Tình trạng không bám dính giữa các lớp sơn hay với bề mặt cần sơn
Nguyên nhân:
– Làm sạch bề mặt chưa đạt
– Các lớp sơn không tương thích (sơ đồ sơn không phù hợp)
– Bề mặt trước khi sơn bị nhiễm bẩn
– Không đảm bảo khoảng cách khi phun sơn
– Thi công sơn trong điều kiện môi trường không đảm bảo
Phòng tránh/sửa chữa:
– Tránh các nguyên nhân gây nên hiện tượng này
– Loại bỏ hết các lớp sơn bám dính kém và sơn lại
Bề mặt xuất hiện lỗ nhỏ (Fish Eyes)
Hiện tượng:
Bề mặt nhìn giống như bị rỗ hay lỗ do màng sơn ướt không liên tục. Fish eyes có thể là các lỗ nhỏ và đôi khi là cả một miếng khá lớn.
Nguyên nhân:
– Do xử lý bề mặt không đúng cách
– Ảnh hưởng của lớp sơn cũ (Có thể chứa quá nhiều silicone)
– Do môi trường xung quanh có nhiều bụi, ô nhiễm
– Ảnh hưởng bởi xà phòng, chất tẩy rửa hoặc các sản phẩm làm sạch kim loại
– Do các chất như sáp, silicone, dầu mỡ trên bề mặt vật liệu
Phòng tránh/sửa chữa:
– Tránh các nguyên nhân gây nên hiện tượng này
– Loại bỏ hết các lớp sơn bị fish eyes bằng cách chà, mài hay bắn cát và sơn lại
Phồng rộp (Blistering)
Hiện tượng:
Sơn phồng rộp hoặc bong bóng xảy ra khi màng sơn bong ra khỏi bề mặt bên dưới. Bên trong các mụn này có thể là nước hay khô (có mùi dung môi).
Nguyên nhân:
– Sơn lên bề mặt không sạch thường là bề mặt nhiễm muối hay các chất khác có thể hút hơi ẩm hay nước từ môi trường bên ngoài.
– Dung môi không thoát hết ra ngoài sau khi sơn khô.
– Sơn khô vật lý quá dày, dung môi trong sơn mới sẽ ngấm vào các lớp sơn cũ và không thoát hết ra kịp khi sơn mới khô
Phòng tránh/sửa chữa:
– Làm sạch bề mặt tốt, làm sạch muối
– Sử dụng dung môi, thinner phù hợp
– Loại bỏ hết lớp phồng rộp và sơn lại
Phấn hóa (Chalking)
Hiện tượng:
Sơn bị bạc màu và có một lớp như bụi phấn bám trên bề mặt.
Nguyên nhân:
Thường sau một thời gian dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời, lớp sơn sẽ bị ảnh hưởng. Không còn khả năng kết dính bột màu, chất độn trong sơn.
Phòng tránh/sửa chữa: Xử lý bề mặt và sơn lại
Bạc màu (Fading or Bleaching)
Hiện tượng:
– Sơn bị mất màu dần dần theo thời gian dưới tác động của ánh nắng hay môi trường. Thông thường hiện tượng này đi cùng với mất độ bóng. Hiện tượng này nhìn giống phấn hóa nhưng bề mặt không có lớp bụi phấn.
– Nếu sơn bị mất màu hoàn toàn thì gọi là tẩy trắng.
Nguyên nhân:
– Bột màu không phù hợp, sử dụng bột màu hữu cơ.
– Môi trường bị ô nhiễm.
Phòng tránh/sửa chữa:
– Sử dụng hệ sơn phù hợp.
– Xử lý bề mặt và sơn lại (nếu cần).
► Thành Nguyễn chúng tôi là đơn vị chuyên chống thấm & sơn nhà với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công chống thấm sân thượng, mái tôn, nhà vệ sinh, bể nước, tầng hầm, tường nhà. Bên cạnh đó chúng tôi chuyên nhận sơn nhà, sơn văn phòng, nội thất, ngoại thất,…. Chúng tôi tự hào đem đến cho quý khách hàng một dịch vụ sơn nhà tốt nhất, hoàn hảo nhất cả về chất lượng công trình và chất lượng dịch vụ.
Khi quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ chống thấm, sơn nhà, sơn trần thạch cao đẹp tại Hà Nội. Vui lòng gọi Hotline: 0979.533.706 để nhận được tư vấn tốt nhất và giá thành hợp lý nhất tại Hà Nội.