Đối với một công trình, ban công là hạng mục phải chịu tác động nhiều nhất từ các yếu tố ngoại cảnh: thời tiết, khí hậu… Vì ở bên ngoài phải chịu tác động lớn nên ban công có thể bị giãn nở khi trời lạnh hoặc nóng. Bị ăn mòn của oxi hóa hay sự ăn mòn từ nước mưa có chứa axit… nên ban công là vị trí rất dễ bị tác động dẫn đến tình trạng thấm, dột. Ngoài ra, hầu hết các mái ban công công trình ở Việt Nam đều được xây dựng từ cốt thép nên sẽ có các khuyết điểm như các lỗ nhỏ li ti, mao mạch nứt nhỏ… Ngoài ra, bê tông được biết đến là vật liệu có khá nhiều điểm yếu trong xây dựng như dễ bị co ngót, chịu tác động bởi lực, nhiệt… nên rất dễ khiến ban công bị thấm, dột. Vì vậy chống thấm ban công là công việc vô cùng cần thiết và quan trọng.
Nguyên nhân của tình trạng thấm dột ban công
Thông thường, ban công bị thấm thường do các nguyên nhân chính sau:
- Do các lỗ nhỏ li ti, vết rạn, vết nứt chân chim… khi mưa nước mưa sẽ theo các vết rạn, nứt này ngấm xuống gây ẩm mốc.
- Thấm dột do đường cấp thoát nước gặp sự cố
- Ban công bị thấm dột do quá trình thi công ẩu, sử dụng vật liệu, chất liệu chống thấm không hiệu quả, chất lượng…
- Sự chênh lệch nhiệt độ dẫn đến quá trình co ngót bê tông: màu hè bê tông xây dựng ban công sẽ nở ra, mùa đông nhiệt độ thấp sẽ co vào gây hiện tượng nứt, gãy…
- Sử dụng thép đan sàn bê tông không đạt yêu cầu, mác bê tông kém chất lượng…
- Vị trí khe nối bê tông (giữa sàn bê tông mới và sàn bê tông cũ) của ban công không được xử lý chống thấm.